Thanh Quang
30.10.2005


Vợ chồng Thanh Nga & Phạm Duy Lân

Cách nay 27 năm, vào ngày 26 tháng 11 năm 1978, nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng là ông Phạm Duy Lân đã bị sát hại vào lúc họ đang trở về nhà, sau khi Thanh Nga vừa diễn xong vở Thái Hậu Dương Vân Nga của soạn giả Huy Trường ở rạp Cao Đồng Hưng, Gia Định.


Hôm nay, từ Pháp Quốc, một tài danh hàng đầu của Việt Nam, là nghệ sĩ Bích Thuận, có đôi lời tưởng nhớ và ca ngợi cố nghệ sĩ Thanh Nga:

Cô nói: “Dễ thương lắm, Thanh Nga dễ thương lắm. Thanh Nga có vẻ đẹp hiền thục, quý phái, cao kỳ một chút. Dễ thương là vì Thanh Nga đóng một cặp với Bích Sơn – Bích Sơn là cháu của tôi. Rồi khi Thanh Nga chết thì Bích Sơn thế các vai đó mà. Thanh Nga dễ thương lắm. Mỗi tuồng hay một vẻ.

Thế nhưng có tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga, Thanh Nga chết đi thì Bích Sơn thế. Tuồng đó là tuồng mới. Thanh Nga đóng hay lắm. Nghệ sĩ, mỗi vai một hay, tùy cảm quan của khán giả. Người thì thích Thanh Nga đóng vai này, người thì thích đóng vai kia”.

Vô số người mến mộ

Sự ra đi vĩnh viễn và đột ngột của nghệ sĩ Thanh Nga ở tuổi 36 khiến giới mến mộ cải lương – và nhiều giới khác nữa – sẽ mãi tiếc thương Nữ Hoàng Sân Khấu tài sắc vẹn toàn đó.

Đã có vô số người mến mộ – tại Saigòn và các tỉnh – về thắp hương tiễn biệt hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga. Soạn giả Nguyễn Phương - một soạn giả cổ nhạc hàng đầu của Việt Nam, từng cộng tác liên tiếp 14 năm với đoàn Thanh Minh-Thanh Nga – trình bày về nỗi tiếc thương của đông đảo giới mộ điệu.

Tại Saigon, có ai chết mà đám ma, đầu dòng người đi đưa tới Ngã Ba quẹo qua Asam, cái đuôi còn ở đường Hiền Vương; mà nguyên đường lộ bít đầy người ta chứ không phải hàng năm, hàng sáu. Như vậy cũng đủ tưởng tượng được người ta đối với Thanh Nga làm sao rồi. Cái số đó nếu nói hàng chục ngàn vẫn còn ít”

Ông nói: “Tại Saigon, có ai chết mà đám ma, đầu dòng người đi đưa tới Ngã Ba quẹo qua Asam, cái đuôi còn ở đường Hiền Vương; mà nguyên đường lộ bít đầy người ta chứ không phải hàng năm, hàng sáu. Như vậy cũng đủ tưởng tượng được người ta đối với Thanh Nga làm sao rồi. Cái số đó nếu nói hàng chục ngàn vẫn còn ít”.

Làm sao giới mến mộ cải lương có thể quên được hằng trăm tuồng mà nghệ sĩ Thanh Nga đã tham gia ngay vào lúc 8 tuổi với vai Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa. Rồi những vai chính nổi bật sau đó – thường là các vai đong đầy nước mắt trong nghịch cảnh ngang trái trớ trêu của một kiếp hồng nhân bạc mệnh – như Sơn Nữ Phà Ca trong Người Vợ Không Bao Giờ Cưới,

Cô Mía trong Bọt Biển, cô gái mù bạc phước tên Lượm trong Sông Dài, Xuân Tự trong Áo Cưới Trước Cổng Chùa…

Thiên khiếu

Nghệ sĩ Thanh Nga tỏ ra có thiên khiếu nhập vai xuất sắc. Được biết soạn giả chỉ cần giải thích về vai trong tuồng, về nội dung, tâm lý nhân vật, thì Thanh Nga nhanh chóng ca diễn chính xác bất kỳ vai nào được trao cho, từ vai bà Hoàng cho tới cô gái quê bị đời vùi dập, như hoàn cảnh bắt buộc của cô The mà Thanh Nga đóng trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn của Hà Triều, Hoa Phượng.

Một khán giả từng say mê các vở tuồng có Thanh Nga diễn xuất này xin bày tỏ lòng trân quý đối với cố nghệ sĩ Thanh Nga – mà anh xem như đang ngự trên Thánh Đướng sân khấu.

Ông nói: “ Bây giờ ở Việt Nam mình, người ta tôn trọng Thanh Nga như là Tổ vậy đó. Bời vì Thanh Nga chu toàn lắm: ca, hát, nhịp nhàng…cái gì cũng hay hết. Nhất là lúc đang nổi tiếng thì chết bất đắc kỳ tử nên tiếng tăm vẫn còn nguyên. Nên nghệ sĩ rất tôn trọng bà”.

Không phải chỉ có giới ngoài sân khấu ngưỡng mộ Thanh Nga, báo chí trong nước đưa tin rất nhiều đồng nghiệp của Thanh Nga, như nữ nghệ sĩ kỳ cựu Bạch Tuyết, không khỏi bùi ngùi, than rằng “…ánh mắt vời vợi, thăm thẳm như vừa mất hút lại vừa chói rực sau vừng sáng của đèn, của âm thanh…Đã mấy mươi năm rồi, trong tôi vẫn còn nguyên vẹn ánh mắt ấy”.

Cá tính dịu hiền từ tốn

Mặc dù tôi không phải sinh hoạt cùng giới với cô Thanh Nga. Tôi ở trong giới nhạc trẻ, tân nhạc, nhưng tôi rất khâm phục tài nghệ của cô. Tôi có coi qua một số tuồng cải lương có Thanh Nga đóng, dĩ nhiên tôi phải nói là cô ấy đóng rất xuất sắc - vừa đẹp lại vừa có tài. Cố mất đi là sự đáng tiếc cho ngành cải lương Việt Nam.

Theo soạn giả Nguyễn Phương, thì chính cá tính dịu hiền từ tốn, hơn là tài năng thiên phú của Thanh Nga đã khiến nhiều soạn giả hàng đầu giúp đưa tên tuổi Thanh Nga lên đỉnh cao danh vọng:

Ông nói: “Tôi nhớ rõ là 27 soạn giả cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga cho tới về sau này, 27 soạn giả nổi danh, chưa có người nào than phiền Thanh Nga diễn tuồng họ không đúng, hay diễn tuồng sai. Những diễn khác thì co bị than phiền, nhưng Thanh Nga thì chưa có soạn giả nào nói.

Bây giờ Thanh Nga mất quá lâu rồi, tôi qua đây (Canada) cũng mười mấy năm rồi, không phải tôi nói vậy để cho vui lòng gia đình Thanh Nga. Nhưng mà nói cho đúng, chưa có soạn giả nào than phiền Thanh Nga đễn hư tuồng của mình, hay diễn sai tâm lý nhân vật của mình. Chưa có.

Năm Châu, Duy Lân, Tư Trang, Tư Chơi, Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phương, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Kiên Giang, Thu An, Quy Sắc, Nguyễn Ang Ca, Viễn Châu…chưa có người nào nói Thanh Nga diễn không đúng ý của tuồng mình”.

Rồi, sau khi thành công rực rỡ qua vai diễn đầu tiên trong phim nhựa Đôi Mắt Người Xưa hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc xuất sắc ở Miền Nam trước năm 1975, nổi bật như các minh tinh Thẩm Thúy Hàng, Kiều Chinh, qua những phim như Mùa Thu Cuối Cùng, Bụi Phấn Hồng, Thương Muộn, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang…

Và, xem chừng như tương phản với những vai buồn trên sân khấu cải lương, nữ minh tinh Thanh Nga trên màn bạc đã thu hút khán giả ciné qua những vai vui trong các phim hài, bên cạnh những danh hài như hề râu Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Hoài… Nhân dịp này, nhạc sĩ Trường Kỳ từ Canada cho biết cảm nghĩ của ông về cố nghệ sĩ Thanh Nga:

Một mất mát lớn

Ông nói: “Mặc dù tôi không phải sinh hoạt cùng giới với cô Thanh Nga. Tôi ở trong giới nhạc trẻ, tân nhạc, nhưng tôi rất khâm phục tài nghệ của cô. Tôi có coi qua một số tuồng cải lương có Thanh Nga đóng, dĩ nhiên tôi phải nói là cô ấy đóng rất xuất sắc - vừa đẹp lại vừa có tài. Cố mất đi là sự đáng tiếc cho ngành cải lương Việt Nam”.

Sau năm 1975, nữ nghệ sĩ tài danh ấy tiếp tục nhận những tràng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt qua những tuồng như Tiếng Trống Mê Linh, Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt Lụa.

Vừa rồi là đoạn kết trong tuồng Bên Cầu Dệt Lụa của Thế Châu, qua đó, tiểu thơ Quỳnh Nga – do Thanh Nga thủ diễn – đã đoàn tụ với tân trạng nguyên Trần Minh, từng được biết dưới tên Trần Minh Khố Chuối, do Thanh Sang đóng.

Thưa quý vị, chương trình Cổ Nhạc tuần này tới đây tạm ngưng. Chúng tôi xin thực hiện chương trình này như một nén hương lòng để tưởng kính đến nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn Thanh Nga. Và Thanh Quang kính chào tạm biệt quý vị.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/TraditionalMusic/ThanhNgaQueenOfCaiLuong_TQuang-20051030.html-09102007123403.html

Bình luận

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất