Với óc tò mò say mê của một nhà chiêm tinh thám hiểm, tôi thường âm thầm theo dõi một hiện tượng sau xuất hiện trong vũ trụ thi ca: Có những vì sao, bỗng một đêm nào đó, hiển hiện lên sáng ngời, khiến ta phải chú ý đến, chú ý đến chưa xong xuôi thì đã vội tắt đi đột ngột đến nỗi ta tin đây là một sự vĩnh-biệt. Nhưng không, rồi một đêm không chờ không đợi, những vì-sao huyền bí kia lại hiện về sáng ngời hơn xưa. Lần này, ta không thờ ơ nữa, ta bắt đầu theo dõi cẩn thận, tâm nhớ dạ ghi phương hướng. Và ta thấy, trong thời gian xoay vần, những vì sao đó thỉnh thoảng lại hiện về, càng ngày càng sáng ngời hơn, để rồi hôm nay với ta trở thành một hiện tượng quen thuộc dù hiếm hiện.
- Chi tiết
-
Lê Hữu
-
Lượt xem: 1239
Lê Hữu
6/2020
Đường Duy Tân, chợ Bến Thành
Chân ai thả bộ còn in khóe cười
(thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…
Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào. “Nỗi buồn hoa phượng”, tên bài hát của Thanh Sơn, có thể xem là bài “tình ca học trò” tiêu biểu thuở ấy với sân trường phượng vỹ, với tiếng ve gọi hè, với những tà áo nữ sinh nhẹ bay trong gió và những lưu bút ngày xanh chuyền tay nhau của những cô cậu học trò dưới mái trường trung học mến yêu.
- Chi tiết
-
Hiệp Dương (Học trò)
-
Lượt xem: 1726

Bạn đọc thân mến, chắc đôi khi bạn có đặt câu hỏi những yếu tố nào đã tạo nên từng cá tính riêng của từng dòng nhạc? Tại sao dòng nhạc Từ Công Phụng lại rất da diết nhưng lãng đãng, rồi dòng nhạc Lê Uyên Phương nồng nàn, say đắm, Trịnh Công Sơn với ca từ bóng bẩy nhưng đơn giản về phần nhạc, v.v.? Từ khi tôi bước chân vào con đường tìm hiểu nhạc thuật của các vị trên, tôi luôn luôn có băn khoăn đó. Đại khái tôi hiểu là mỗi nhạc sĩ đều có một lối sáng tác riêng trong cách đặt ca từ, cách khai triển nhạc đề, sử dụng tiết tấu, cách tạo dòng chảy hợp âm, tạo đỉnh điểm, do đó tạo nên dòng nhạc riêng biệt (style hay signature) của mỗi vị.
Xem tiếp...