9. Tạp Ghi Quỳnh Giao

Phạm Duy, nhạc xây tình người

Quỳnh Giao



Trong dòng suối nguồn tân nhạc của Việt Nam, Phạm Duy có chỗ đứng đặc biệt, vì ở bất cứ một nhánh quanh co hay bát ngát nào của dòng nhạc Việt, ta cũng gặp ông. Ông nhập cuộc rất sớm và theo đuổi cầm ca như niềm hạnh phúc và một cái nghề hơn là cái nghiệp, cho tới gần đây khi đã trên 75. Cho nên ta không dễ gì nói về nhạc của Phạm Duy trong vỏn vẹn một chương trình.

Xem tiếp...

Trịnh Công Sơn, như cánh vạc bay

Quỳnh Giao

Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị thính giả,



Trịnh Công Sơn viết nhạc từ tuổi đôi mươi cho đến những năm gần đây, nên đã cho chúng ta một số lượng tác phẩm rất lớn. Như ở một triết gia đích thực, ở nơi ông nỗi ám ảnh lớn về đời người đã đưa đến ba loại đề tài lớn, là tình yêu, quê hương và thân phận con người, trong đó chiến tranh và đói khổ là sự ngột ngạt bao trùm lên tất cả.

Xem tiếp...

Dương Thiệu Tước, mạch tương lai láng chờ phím ngân trùng

Quỳnh Giao

Trong một dịp bình nghị về nhạc, Phạm Duy đã phát biểu, rằng vào đầu thập niên 40 khi Văn Cao và Phạm Duy còn viết nhạc với âm thanh chuỗi như trong Cung Đàn Xưa hay Khối Tình Trương Chi, thì người đó đã tài tình hòa cả thất cung lẫn ngũ cung trong một khúc tình ca diễm tuyệt. Người mà Phạm Duy nhắc tới đó, chính là Dương Thiệu Tước.



Khúc hát làm Phạm Duy cảm phục mãi tới giờ chính là Trời Xanh Thẳm, mà Dương Thiệu Tước đã viết từ năm 1939. Và Phạm Duy nhớ bài ca vô cùng, vì do nghe Thái Hằng ngây ngất với Trời Xanh Thẳm mà ông đã bị cú sét ái tình... và Thái Hằng trở thành bà Phạm Duy từ đó...

Xem tiếp...

Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn

Quỳnh Giao

Chúng ta đã dành 15 chương trình để nghe dòng thơ nhạc réo rắt của suối nguồn tân nhạc đã liên tục chảy trong tâm hồn người Việt từ 60 năm qua. Hôm nay, Quỳnh Giao xin được giới thiệu năm nhạc sĩ đã để lại cho chúng ta nhiều tuyệt tác và những tình khúc hay nhất của quê hương.

Trong số rất đông đảo các nghệ sĩ đã cống hiến cuộc đời và tác phẩm cho tân nhạc, việc chọn lựa này dĩ nhiên là không dễ dàng và khó tránh khỏi chủ quan. Quỳnh Giao tuyển chọn căn cứ trên cảm quan của một người yêu nhạc và đã trình bày các ca khúc tân nhạc từ mấy thập niên.

Cả năm nghệ sĩ được lần lượt giới thiệu sau đây đều có số lượng sáng tác lớn lao, thuộc nhiều thể loại, nhưng đều giống nhau ở hai điểm. Thứ nhất là họ có những tình khúc trác tuyệt; và thứ hai, các tác phẩm này đã chinh phục giới thưởng ngoạn và ảnh hưởng tới cách thẩm âm của chúng ta, trong ý nghĩa là sau họ, chúng ta không viết và nghe như trước nữa.

Quỳnh Giao xin giới thiệu Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Phạm Ðình Chương, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy.

***



Nếu sinh vào thời khác, hoặc ở một xứ khác, có lẽ Văn Cao đã là một nghệ sĩ lớn của nhân loại. Nhưng, ông đã không là Văn Cao của Việt Nam.

Xem tiếp...

Suối Nguồn Tân Nhạc: Sơ kết về tương lai tân nhạc Việt Nam

Quỳnh Giao

Sau 14 chương trình liên tục giới thiệu về năm thời kỳ lịch sử và chín khuynh hướng sáng tác chính yếu của tân nhạc Việt Nam, từ lúc phôi thai vào giữa thập niên 30 cho tới các năm gần đây, hôm nay, Quỳnh Giao xin được có vài tổng kết rất sơ khởi về 60 năm tân nhạc của nước ta.

Ðiều đầu tiên có thể ghi nhận là ranh giới mơ hồ của thể loại ta gọi là tân nhạc cải cách. Ðây là một bộ môn âm nhạc khó định nghĩa vì cả hai mặt tiếp cận mới/cũ và trong/ngoài. Tân nhạc của ta có truyền thừa nghệ thuật cổ điển, như dân ca hay dân nhạc cổ truyền, như các làn điệu câu hò từ cả ba miền thôn quê, như cả bộ môn cải lương trên sân khấu miền Nam hay quan họ ngoài đình làng xứ Bắc. Nhưng, dù tiếp cận như vậy, tân nhạc vẫn khác các thể loại cũ vì khai triển sự đóng góp của âm nhạc Âu Tây.

Xem tiếp...

Suối Nguồn Tân Nhạc: Xu hướng nhạc bình dân

Quỳnh Giao

Nếu theo dõi kỹ từ thời phôi thai, chúng ta có thể nói rằng tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ thành phố là nơi các nhạc sĩ đã đầu tiên tiếp xúc với văn hóa và nghệ thuật Tây phương. Nhưng, từ đó, tân nhạc đã bay bổng trên khắp mọi miền và đưa nhiều giai điệu mới lạ về tới thôn quê, để nhận lại những âm hưởng bình dị của thôn quê.

Chúng ta đã có dân ca cải biên hay những bài hát về quê hương đồng nội, mà cũng có những bài mang hẳn màu sắc thôn quê về cả lời lẫn nét nhạc, theo người dân quê vào tới thành phố. Đây là loại nhạc bình dân trong ý nghĩa là được đại đa số người dân miền quê yêu thích.

Xem tiếp...

Suối Nguồn Tân Nhạc: Xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc

Quỳnh Giao

Nếu vào thời phôi thai tân nhạc Việt Nam đã khởi đi từ các ca khúc Tây hay Tàu hát với lời Việt thì giờ đây ta thấy thể loại đó phát triển trở lại, và khá mạnh ở cả bên ngoài và trong nước.

Ta có thể gọi đây là xu hướng Việt hóa nhạc phổ thông ngoại quốc, khởi lên trong dòng nhạc Việt từ thập niên 60, nhưng lại khác với xu hướng gọi là bán cổ điển mà chúng ta đã nghe trong một lần trước. Sau thời phôi thai của thập niên 30-40, với một số bài Tây mang lời Việt dù sao chỉ là mấy thử nghiệm hiếm hoi, tới thập niên 60 ở trong Nam ta đã thấy xu hướng du nhập không chỉ giai điệu mà cả tiết điệu nhạc phổ thông, là nhạc pop, của Âu Mỹ. Về đề tài khai thác, đa số thường viết về tình yêu, hoặc ngợi ca thiên nhiên để tả tình, hoặc cảm tác theo lời ngoại quốc...

Xem tiếp...

Suối Nguồn Tân Nhạc: Xu hướng oán ghét chiến tranh - Từ phản chiến tới du ca

Quỳnh Giao

Chiến tranh là điều bất đắc dĩ, mà chẳng ai có thể nói ra điều đó rõ hơn là người trong cuộc, tức là các chiến binh và nạn nhân chiến cuộc, nếu họ được trải thật lòng mình ra.

Trong thời chiến tranh, nhất là khi chiến cuộc đã tới lúc khốc liệt ở trong Nam từ 1965 đến 1975, giao động tâm lý đã nổ ra, vì thực chất đây vẫn là cuộc tương tàn giữa hai bờ Bến Hải của một xứ sở. Cho nên, vào thời này, ta đã thấy xuất hiện xu hướng chống chiến tranh trong tân nhạc, với tiếng hát bi ai về chết chóc hủy diệt, lời kết án đạn bom và cả lời kêu gọi tình người mau dập tắt hận thù.

Xem tiếp...

Suối Nguồn Tân Nhạc: Khuynh hướng cổ động, và nhạc chiến dịch

Quỳnh Giao

Trong lịch sử có hơn 60 năm của tân nhạc Việt Nam, đất nước đã trải mấy chục năm binh đao.

Vẫn biến rằng chiến chinh là bất đắc dĩ, nhưng nhu cầu chiến tranh cũng đòi hỏi việc cổ vũ tâm lý, cho nên tân nhạc đã được huy động cho chiến trường, như điều vẫn có ở trong mọi xã hội con người... Tuy nhiên, xét cho kỹ, ta có thể thấy rằng nếu trong thời kỳ 45-54, đa số những bài hát ngợi ca tổ quốc và kêu gọi lên đường cứu nước đều tự phát vì được viết ra từ niềm hứng khởi dạt dào của mọi người - có lẽ lúc đó chưa phân giới tuyến chính trị mà chỉ nhìn vào kẻ thù chung là thực dân xâm lược - thì qua giai đoạn sau đó, khi hai bên Nam Bắc đều có chính quyền, ta có thể thấy rõ hơn cái nỗ lực chủ động tuyên truyền của hai chế độ đối nghịch.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất