Du Tử Lê
11/2009

Nguyễn Văn Đông

Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.

Điển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiu mưa biên gii” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiu mưa biên gii” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch, lần đầu tiên, trình bày ca khúc ấy tại “Đi nhc hi Trăm Hoa Min Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp, thu “play back.” (1)

Tôi cho họ Nguyễn là một trường hợp đặc biệt của giới văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam, 20 năm. Khi, một mặt, ông vẫn chu toàn nhiệm vụ “người lính gác giặc” của mình. Mặt khác, ông vẫn can đảm cất lên tiếng nói của lương tri. Tiếng nói của một kẻ sĩ trước thời cuộc. Những ghi nhận từ đáy tầng khát khao của dân tộc, đất nước…

Vì thế, ngay khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được báo chí thời đó đăng tải nơi trang nhất thì dư luận quần chúng khắp nơi đã đồng loạt phản ứng. Họ bênh vực họ Nguyễn, như bênh vực người phát ngôn trung thực nhất, về những mơ ước, khát khao thầm kín của họ. Phản ứng bất ngờ của đám đông cũng khiến nhiều cơ quan ngôn luận nhập cuộc. Lên tiếng bênh vực. Ủng hộ tinh thần tác giả “Chiu mưa biên gii.”

Sự kiện vừa kể, cách gì, cũng không cứu được tác giả thoát khỏi 15 ngày trọng cấm! Lệnh phạt theo quân kỷ. Ban hành bởi Bộ Quốc Phòng. Lý do:

“Đương sự đã không tuân hành huấn lệnh quy định rằng, bất cứ một quân nhân nào, khi sáng tác thơ, văn, âm nhạc… trước khi phổ biến cho công chúng, phải được nhân viên hữu trách của Bộ Quốc Phòng duyệt trước và, cấp giấy cho phép!…”

Lệnh phạt ấy còn kèm theo một điều khoản trói tay, triệt tiêu nỗ lực phát triển tài hoa, nghệ thuật của họ Nguyễn. Đó là điều khoản:

“…Đương sự không được phép xuất hiện trong mọi sinh hoạt ca nhạc nơi công cộng!”

Mặc dù khi ấy, với cấp bậc đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đảm nhiệm nhiều chức vụ khá quan trọng như: Bí thư Tổng giám đốc Cảnh sát, Công an và, Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

Hồi tưởng thời điểm này, tác giả “Phiên gác đêm xuân” có lần đã tâm sự với một số người thân của ông rằng: Trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ nói chung, là một trở ngại lớn cho ông, trên bước đường binh nghiệp. Bởi vì những cấp Bộ có trách nhiệm thăng chức đều không tin tưởng giới nghệ sĩ. Họ quan niệm nghệ sĩ là giới ăn chơi, hút xách, lãng mạn, tính khí thất thường… không thích hợp với vai trò điều quân khiển tướng. Mặc dù ngay tự khởi đầu binh nghiệp, họ Nguyễn đã chứng tỏ ông có đầy đủ uy tín, thành tích và, thâm niên để được đề bạt vào những chức vụ quan trọng hơn…

Trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiến không ít người liên tưởng tới trường hợp của cố đại tá Anh Việt / Trần văn Trọng – – Tác giả những ca khúc nổi tiếng như “Bến cũ,” “Thơ ngây”…Tuy ông không bị nhiều khó khăn, gập ghềnh như trường hợp họ Nguyễn; nhưng với thâm niên quân vụ như họ Trần, cuối cùng, chức vụ cao nhất mà nhạc sĩ Anh Việt được giao phó, cũng chỉ là Cục trưởng cục Quân Cụ mà thôi.

Về mặt trái của tấm huy chương hay sự nổi tiếng, theo ghi nhận của tác giả ca khúc “V mái nhà xưa” là, phản ứng đố kỵ, dèm pha của những người cùng ngành nghề! Khi họ thấy, một sớm, một chiều, chỉ với một ca khúc thôi, Nguyễn Văn Đông đã được quần chúng nhiều giới khác nhau, ái mộ, như ái mộ một thần tượng mà họ chờ đợi đã từ rất lâu.

Bên cạnh đó, họ Nguyễn cũng kể lại một câu chuyện điển hình cho cái mà, ông gọi là “tai họa” cho bất cứ một nghệ sĩ nào, nếu may mắn có được một vị trí tương đối, trong guồng máy chính quyền hay, quân đội. Đó là sự kiện một số không nhỏ những người thân quen, nhân danh “tình nghĩa nghệ sĩ” xin ông can thiệp để họ được làm lính kiểng, lính ma; hoặc, vận động, chạy chọt cho họ được thuyên chuyển từ các đơn vị tác chiến, tiền đồn về văn phòng hay, hậu cứ! Và, khi bị từ chối thì, cũng chính đám người đó, lại là những người tìm mưu, lập kế ám hại ông nhiều nhất.

Tác giả “Hi ngoi thương ca” nhớ lại:

“Có lần Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi tôi vào dinh Độc Lập, trình diện ông. Ông bảo: ‘Anh bị rất nhiều người tố cáo rằng anh lợi dụng danh tiếng nhạc sĩ đi hại đời con gái người ta! Anh đã phá hoại gia cang nhiều gia đình người khác! Anh cũng bị tố là ăn chơi sa đoạ, đơn tố cáo chất chồng ở đây… Anh phải stop ngay vì uy tín của quân đội…’ ”

Dù thường xuyên bị đe đoạ bởi những cơn bão lớn, nhiều lúc tưởng chừng con đường binh nghiệp có thể bị cắt ngang, thậm chí rơi vào vòng lao lý, nhưng giữa hai con người quân nhân và nghệ sĩ, thời gian đã cho thấy họ Nguyễn vẫn chọn nghiêng nặng về phía con người nghệ sĩ. Phải chăng, từ sâu thẳm tâm hồn mình, ông từng tự nhắc nhở mình rằng: “Lòng trn còn tơ vương khanh tưng – thì đưng trn mưa bay gió cun – còn nhiu anh ơi”?

Tôi nghĩ, ý niệm “khanh tướng” này của tác giả, nhiều phần đi ra từ câu thơ cổ “nhất tướng công thành vạn cốt khô.”

Vì thế, sau hai ca khúc bị cấm phổ biến là “Chiu mưa biên gii” và “My dm sơn khê,” nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn tiếp tục sáng tác những ca khúc mang tính “phản chiến” như các bài “Lá thư ngưi lính chiến.” Bài này bị bộ Thông Tin cấm lưu hành vì các câu: “Mẹ ơi! Cầu xin cho xóm làng quê hương xóa mờ chiến trường – Đồng bào ta cùng thương nhau xóa hận thù đi – xóa đi đường ranh giới…” Mặc dù, hai câu chót, trong phần ca từ của bài này, ghi rõ rằng: “Mẹ ơi và con trai của mẹ ngày mai sẽ về…sẽ về – Mẹ ơi! Mẹ hiền ơi! Chớ buồn vì con, nước non chưa tròn…”

Cách khác, dù mong mỏi hòa bình đến cho dân tộc, nhưng không vì thế mà tác giả từ chối nhiệm vụ của một người lính. Ca khúc nhan đề “Anh trước tôi sau,” Nguyễn Văn Đông viết để tưởng niệm người bạn thuở cùng học với ông ở trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tầu: Cố Thiếu tướng Trương Quang Ân, Tư lệnh sư đoàn bị bắn rớt máy bay, tử nạn khi ông mới 37 tuổi, cũng bị xếp vào loại nhạc “phản chiến.” Nội dung ca khúc này chỉ muốn nói, là những quân nhân đã tự nguyện hiến mình cho tổ quốc thì, cái chết là điều đương nhiên sẽ phải đến với người lính. Khác nhau chăng chỉ là thời gian. Sớm, muộn!

Riêng ca khúc “Anh” tức “Anh nh gì không anh” của họ Nguyễn thì bị cấm vì các câu như: “Nước mắt dân Hời, thành quách một thời tan tành hệ bởi đâu? Sao ta nỡ xa ta, xẻ chia sơn hà cho Bắc Nam mình xa cách nhau!”

Như đã nói, cái tinh thần kẻ sĩ, cái ý thức đất nước, dân tộc, khiến Nguyễn Văn Đông chấp nhận thua thiệt trong binh nghiệp, nhưng bảo vệ được khí tiết của một kẻ sĩ thao thức, trằn trọc trước tang thương đất nước. Nhưng đó là sự lên tiếng của một người lính tự nguyện. Một người lính vẫn làm tròn bổn phận của một công dân thời đất nước binh đao, ly loạn… Sự kiện này vẫn khác, hoàn toàn khác với những nhạc sĩ cũng giương cao ngọn cờ phản chiến; nhưng lại là những người từ chối trách nhiệm của một công dân trước thời cuộc.

Hơn một lần, nhạc sĩ Hoàng Thi Thao từng nói với tôi: “Về phương diện nhạc chống chiến tranh thì, Nguyễn Văn Đông là người thứ nhất, người đầu tiên xông xáo vào con đường nhậy cảm và, gai góc này.”

Tuy nhiên, tôi vẫn thấy cần phải ghi nhận một cách công bình rằng, tiếng nói của Nguyễn Văn Đông, cách gì, cũng vẫn là tiếng nói phản ảnh tâm tư của một nghệ sĩ đau đáu trước những đau thương, tang chế của đất nước – – Song song với con người chọn con đường binh nghiệp khi còn rất trẻ. Đó là sự khác biệt to lớn, giữa một người đứng trong lửa đạn và, những người đứng ngoài, với những kêu đòi vô trách nhiệm.

Trong đời nhạc Nguyễn Văn Đông, tình yêu tổ quốc luôn nồng nàn, như thể đó là tình yêu thứ nhất của đời ông:

“Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi – Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy – Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay – – Đời dâng cho núi sông – Lòng này thách với tang bồng – Đừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi!…” (Trích “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”.)

Hoặc:

Người về đây giữa non sông này – Hội trùng dương hát câu sum vầy – Về cho thấy con thuyền nước Nam – Đi vào mùa xuân mới sang – Xa rồi ngày ấy ly tan – – Tôi đi giữa trời bồi hồi – Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa – Mong sao nước Việt đời đời – Anh dũng oai hùng chen chân thế giới…” (Trích “Hải ngoại thương ca”.)

Tôi cho đó là tấm lòng, là trái tim của một nghệ sĩ chọn ở với tổ quốc của mình, bằng một tình yêu một chiều; mà, không một tình yêu nào có thể so sánh hoặc thay thế được.


Du Tử Lê
11/2009


Chú thích:

(1) Đại nhạc hội này do nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam tổ chức. Nhân đây,  cũng xin lưu ý: “Trăm Hoa Miền Nam” và “Tinh Hoa Miền Nam” là hai nhà xuất bản nhạc lẻ khác nhau.


Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
Bình luận

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất