Phạm Duy

Phạm Duy

Huyền Chi - tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền Viễn Xứ

Phạm Công Luận
8/1/2017

TTO - Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

HuyenChi 16
Huyền Chi năm 16 tuổi - Ảnh: tư liệu gia đình

Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc?

Xem tiếp...

Nghe Chú Cuội của Phạm Duy, qua tiếng hát Ái Vân

Tuấn Khanh
6/4/2018

Ái Vân
Ca sĩ Ái Vân

Phạm Duy là họa sĩ bằng âm nhạc. Lăng nghe những ca khúc của ông, đặc biệt là những âm điệu dân ca, người ta cảm thấy như mình bị nhấn chìm vào bức tranh đẹp nhất của quê hương mình.

Quê hương Việt Nam đẹp khôn cùng trong những bài hát của Phạm Duy. Có những bài hát đã hơn nửa thế kỷ, khi cất lên vẫn như thảm lụa ký ức, trãi khắp trong suy nghĩ, để người ngồi mà tự vấn mình yêu đất nước này đến mức nào.

Xem tiếp...

Phạm Duy giữa chúng ta

Tuấn Khanh
5/10/2021



Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.

Nghe nhạc Phạm Duy, đôi lúc tôi nhận ra như nhu cầu của một người Việt. Nó thôi thúc và cồn cào. Thậm chí khi im lặng nghe mà cứ tưởng như mình đang cất tiếng, bởi lời ca đã âm vọng không biết bao điều. Và tôi cũng đã chứng kiến điều như vậy.

Có lần linh mục Đặng San ở Sài Gòn trở bệnh nặng. Ông nằm lặng lẽ trong phòng mình nhiều giờ rồi lặng lẽ nhắn cho một cô bạn của tôi “có thể đến hát cho Cha nghe một bài Phạm Duy không?”. Bác sĩ không cho ông hút thuốc nữa, cũng không cho xem điện thoại nữa. Sự tĩnh lặng và chăm sóc chu đáo thể xác, vẫn không đủ cho phần hồn. Ông nằm nhìn lên trần nhà. Im lặng. Thở mệt nhọc.

Xem tiếp...

"Nghe Chuyện Tình Quanh Năm"

Lê Hữu
2004

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

Xem tiếp...

“Còn chút gì để nhớ” được phổ nhạc và hát lần đầu tiên tại Pleiku như thế nào?

Nguyễn Quang Tuệ
11/02/2013

(GLO)- Pleiku. Mùa mưa.

Khoảng năm 1970.

Vũ Hữu Định
Vũ Hữu Định

Trước một chút, tôi bị bắt quân dịch, rồi làm lính kiểng. Lo lót để được ở lại thị xã, công việc chủ yếu của tôi là... chơi nhạc. Pleiku hồi ấy được mệnh danh là thị xã của lính, thị xã của binh khí, xe pháo. Lính tráng có lúc nhiều gấp ba lần dân Pleiku.

Xem tiếp...

“Tạ ơn đời” của Phạm Duy ra mắt khán giả Đà Nẵng

Công Bính
8.12.2011

(Dân trí) - Tối 7/12, nhà hát Trưng Vương với 1.200 ghế ngồi đã chật kín khán giả Đà Nẵng lần đầu tiên thưởng thức đêm nhạc duy nhất của nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức với chủ đề Tạ ơn đời.

Trong dịp này, khán giả Đà Nẵng đã được các ca sĩ như Duy Quang, Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Đức Tuấn, Thanh Thúy... trình bày hơn 20 bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy đã đi vào lòng người như Tạ ơn đời, Hoa rụng ven sông, Nha Trang ngày về, Nụ tầm xuân, Hẹn hò...

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn (SN 1921) được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam với số lượng sáng tác đồ sộ lên đến hàng trăm bài. Ông viết rất nhiều thể loại, trong đó có những bài đã quen thuộc với công chúng yêu âm nhạc.

Xem tiếp...

“Về ngang trường Luật”

Lê Hữu
6/2020

Đường Duy Tân, chợ Bến Thành
Chân ai thả bộ còn in khóe cười
(thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…

Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào. “Nỗi buồn hoa phượng”, tên bài hát của Thanh Sơn, có thể xem là bài “tình ca học trò” tiêu biểu thuở ấy với sân trường phượng vỹ, với tiếng ve gọi hè, với những tà áo nữ sinh nhẹ bay trong gió và những lưu bút ngày xanh chuyền tay nhau của những cô cậu học trò dưới mái trường trung học mến yêu.  

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ ngậm ngùi

Lê Hữu
24.2.2013

 
“Đất nước thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất.” (Phạm Duy)

Phạm Duy
Trong số “ngàn lời ca” của Phạm Duy, bài hát nào được mọi người yêu thích nhất?

Ngày trước, có đôi lúc tôi vẫn tự hỏi như vậy. Sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, tôi tìm ra câu trả lời. Khi được hỏi “Thích bài nào nhất của Phạm Duy?”, hầu hết những người yêu nhạc ông đều nhắc đến bài “Tình ca”. Có người gọi bài hát ấy với tên khác là “Tiếng nước tôi” hoặc “Tôi yêu tiếng nước tôi”, câu hát đầu tiên của bài ấy.

Xem tiếp...

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ rạn vỡ

Lê Hữu
8/10/2021


Ảnh: Na Sơn

Tôi nhớ, trong một lần được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ tin vui có thêm ít ca khúc của ông vừa được cấp phép phổ biến ở trong nước, tôi nói rằng có một bài tôi thực sự mong cho ông, hơn bất cứ bài nào khác, được phép lưu hành.

“Bài gì?” ông hỏi.

Việt Nam, Việt Nam,” tôi nói.

Xem tiếp...

30 Phút Đối Thoại Với Phạm Duy

Từ Tâm
7/8/2003



Ông lại quay về, với sự cả quyết và xác tín nhiều hơn về mối dây không thể nào dứt của mình: tình cảm của ông đối với quê hương đất nước. Một đứa con không bao giờ có thể dứt được nỗi nhớ khôn nguôi với người mẹ - nơi ông đã được kết tinh bằng máu và nước mắt, bằng nỗi đau và sự ngọt ngào, bằng tất cả tấm chân tình của niềm kiêu hãnh, rằng mình là người Việt Nam. "Tôi là người Việt Nam, tôi sống vì người dân Việt Nam, yêu thương mảnh đất Việt Nam và yêu thương tất cả mọi người Việt Nam".

PV: Thưa ông Phạm Duy, ông đã về Việt Nam bao lần rồi?

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất